Top những nguyên nhân ảnh hưởng đến thị trường FMCG ở Việt Nam trong năm 2023.
Sự trở lại của nền kinh tế cũng như các hoạt động kinh doanh sau đại dịch thế kỉ Covid-19 hứa hẹn cho một khởi đầu mới với sự gia tăng về nhu cầu của đường nội địa. Theo thống kê của Kantar World Panel, khả năng tăng trưởng của ngành FMCG tại Việt Nam đang thuộc top đầu của Đông Nam Á trong giai đoạn hậu dãn cách! Với chỉ số tăng trưởng lên đến 30% và dự kiến sẽ nằm trong top 10 thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2030.
Song, việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong ngành FMCG không hề là một vấn đề dễ giải quyết trước sự phát triển và đa dạng hóa từng giây, từng phút của các loại hàng hóa, công nghệ, và cả tâm lý của người tiêu dùng. Thêm vào đó, áp lực lạm phát sẽ còn tiếp tục kéo dài khiến cho các doanh nghiệp phải chao đảo. Do đó, để đảm bảo tính cạnh tranh trong thị trường, việc cập nhật xu hướng và thấu hiểu người tiêu dùng trong tình hình này là một trong những yếu tố mà các doanh nghiệp cần ưu tiên đầu tư.
Sau đây hãy cùng Duy Hưng Logistics tìm hiểu một vài xu hướng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành FMCG nhé.
Sự thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng: Tuy đạt được mức GDP cao ngất ngưỡng, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phục hồi sau cơn dịch bệnh. Quá trình này được dự kiến có thể lên đến 10 năm cho đến khi nền kinh tế trở lại như ban đầu. Thêm vào đó, tình hình lạm phát ở Việt Nam vẫn ngày một tăng khiến cho đồng tiền ngày càng mất giá trị, vật giá leo thang khiến cho người dân lo sợ về thu nhập và thắt chặt chi tiêu trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, các doanh nghiệp cần nắm bắt tâm lý của khách hàng để đưa ra những điều chỉnh hợp lý, cân bằng về mặt giá cả và tăng chất lượng sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của người mua.
Sự tăng trưởng của mua sắm trực tuyến: Lớp trẻ dần chiếm lĩnh thị trường với những nhu cầu và hình thức mua sắm khác nhau, cụ thể là Thương mại điện tử và Thương mại xã hội. Với sự xuất hiện gần đây của Tiktok với cửa hàng Tiktokshop trực tuyến, các doanh nghiệp giờ đây có thể tận dụng các nền tảng này để tiếp cận được nhiều với người tiêu dùng. Trong dự kiến, những xu hướng mua sắm mới sẽ tiếp tục phát triển và xâm lấn thị trường trong năm 2023.
Sự tăng nhận thức về hạng mục sức khỏe: Cơn dịch Covid-19 đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng và giúp họ tăng nhận thức về sức khỏe của bản thân và những người trong gia đình. Do đó, khách hàng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có lợi ích dinh dưỡng cao và sẵn sàng ‘chi tiêu mạnh’ cho các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Một báo cáo của Kantar cũng cho biết đa số người tiêu dùng sẽ xem xét thành phần của sản phẩm trước khi mua và tiêu thụ. Một điểm vô cùng thú vị nữa là sự phân bố động lực mua hàng của người tiêu dùng đối với những sản phẩm của từng độ tuổi. Ví dụ những người Gen X (45-60 tuổi) quan tâm về sức khỏe và sức đề kháng cá nhân; Millennials (25-44 tuổi) quan tâm về làm đẹp da và thải độc cơ thể; còn Gen Z (13-24 tuổi) là tiêu hóa và làm đẹp da.
Sự tăng nhận thức về lối sống bền vững: Các nhà hoạch định chiến lược và doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam đánh giá tính bền vững đang là xu hướng và chiếm vị trí dẫn đầu trong xu hướng tiêu dùng. Đây là một bước rất quan trọng để thúc đẩy giúp người mua hàng không ngần ngại hành động thay vì chỉ mong muốn. Qua đó, các doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cho bản thân bằng các họat động mang tính thân thiện với môi trường và giải pháp bền vững cho các khâu hoạt động.
Duy Hưng Logistics cũng là một doanh nghiệp luôn đặt lợi ích của khách hàng là yếu tố tiên quyết, song đến chất lượng dịch vụ phải luôn được cải tiến để phù hợp với thị trường. Chúng tôi ngoài ra cũng cung cấp dịch vụ FMCG mà các bạn có thể tin tưởng và giao phó bởi chúng tôi cam kết lợi ích của bạn là sứ mệnh của chúng tôi! Hãy liên hệ ngay để nhận được sự tư vấn từ Duy Hưng Logistics nhé!
Nguồn: Nhung Bùi (2023), Báo Đầu tư, “4 yếu tố ảnh hưởng đến thị trường hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam trong 2023”, Truy cập từ: https://baodautu.vn/4-yeu-to-anh-huong-den-thi-truong-hang-tieu-dung-nhanh-viet-nam-trong-2023-d185537.html
Comentários